TÌM HIỂU VỀ BỆNH SỎI THẬN
1. Bệnh sỏi thận
– Sỏi đường tiết niệu nói chung, sỏi thận nói riêng là một bệnh khá phổ biến. Theo lứa tuổi, sỏi thận hay gặp trong khoảng từ 30 đến 45 tuổi và giảm dần sau tuổi 50. Viện Y học quốc gia Mỹ ước tính. Cứ 10 người thì một người có hiện tượng hình thành sỏi thận. Tỷ lệ người mắc sỏi thận hoặc bệnh nhân liên quan đến sỏi thận nhập viện chiếm chiếm từ 7- 10% số bệnh nhân. – Các điều kiện thuận lợi cho việc hình thành sỏi tiết niệu là: Uống ít nước, ứ trệ nước tiểu, nhiễm khuẩn tiết niệu, thay đổi nồng độ pH nước tiểu. – Những viên sỏi nhỏ có thể tự ra ngoài theo nước tiểu. Những viên sỏi to nằm lại trong đài bể thận hoặc trong bể thận rồi phát triển to dần choán hết đài bể thận, gây ra những tai biến nghiêm trọng làm hủy hoại thận và các chức năng của cơ quan này. Bệnh có đặc điểm chung là thường có biến chứng nhiễm khuẩn, dẫn đến suy thận mạn tính rất nguy hiểm.
2. Các loại sỏi thận
Thành phần hóa học của sỏi phụ thuộc vào sự mất cân bằng hóa học của nước tiểu. Bốn dạng sỏi thường gặp là: sỏi calcium, sỏi acid uríc, sỏi struvite và sỏi cystine.
2.1 Sỏi calcium
Khoảng 85% thành phần của loại sỏi này là calcium. Nguyên nhân hay gặp nhất là do hàm lượng calcium trong nước tiểu quá cao (hypercalciuria). Calcium có thể kết hợp với oxalate hình thành calcium oxalate hoặc kết hợp với phosphate hình thành calcium phosphate (calcium phosphate), Sỏi calcium phosphate thường thấy ở những bệnh nhân rối loạn tiêu hóa hay rối loạn hormon do chứng cường tuyến cận giáp trạng (hyperparathyroidism) và hiện tượng tăng độ acid ống thận (thường do di truyền làm thận không có khả năng bài tiết các acid).
2.2 Sỏi acid uríc
Khoảng 10% trường hợp mắc sỏi này: Nếu làm lượng acid trong nước tiểu cao hay acid được bài tiết quá nhiều. Acid uríc có thể không được hòa tan hoàn toàn dẫn đến hình thành sỏi. Dạng sỏi này hay gặp ở nam giới.
2.3 Sỏi struvite
Còn được gọi là sỏi truyền nhiễm do được hình thành khi đường tiết niệu bị viêm nhiễm (ví dụ cystitis) dẫn đến làm mất cân bằng các thành phần trong nước tiểu. Phụ nữ bị loại sỏi này thường nhiều hơn nam giới do đường tiết niệu hay bị viêm nhiễm hơn. Sỏi loại này thường có hình dạng lởm chởm, sắc cạnh có dạng “sừng nai” và phát triển rất nhanh.
2.4 Sỏi cystin
Cystin là một amino acid khó hòa tan (do di truyền). Loại sỏi này khó điều trị và cần thời gian điều trị dài.
3. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ
3.1 Yếu tối chủ quan:
– Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận như uống không đủ nước, mất nước do các nguyên nhân khác nhau – Thiểu niệu (giảm lượng nước tiểu), tăng nồng độ calcium, oxalate, acid uric hay giảm nồng độ citrate trong nước tiểu… Bất kỳ nguyên nhân nào cản trở sự lưu thông của đường dẫn niệu (như tắc niệu quản, hẹp cổ bàng quang, tắc niệu đạo do bệnh lý hay di truyền) đều làm tăng nguy cơ sỏi thận.
3.2 Những yếu tố hóa học:
– Tăng lượng calcium; cystine trong nước tiểu, do di truyền – Tăng lượng oxalate, acid uric, natrium trong nước tiểu – Nồng độ citrate thấp là yếu tố nguy cơ dẫn đến giảm citrate trong nước tiểu (hypocitrauria)
3.3 Những yếu tố bệnh lý khác làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận:
– Hư thận bẩm sinh làm tăng nguy cơ mất calcium và dễ dẫn đến hình thành sỏi (thận tủy xốp, medullary sponge kidney). – Hormon cận giáp (parathyroid hormon) cao quá mức làm dòng chảy calcium từ xương vào máu tăng (cường cận giáp – hyperparathyroidism). – Bệnh gout (do tăng acid uric tromg máu); – Cao huyết áp (hypertension) – Viêm đại tràng dẫn đến tiêu chảy mãn, mất nước và mất cân bằng điện giải (colitis). – Thận không có khả năng bài tiết acid (renal tubular acidosis) và thường do yếu tố di truyền. – Do bệnh lý đường tiêu hóa gây ỉa chảy, mất nước và chứng giảm citrate (Crohns disease) – Viêm khớp (arthritis) – Viêm đường tiết niệu ảnh hưởng đến chức năng của thận – Khẩu phần ăn đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành sỏi và diễn biến bệnh lý đặc biệt với những người đã từng mắc sỏi thận. Khẩu phần gồm các thức ăn chứa nhiều natri, chất béo, thịt, đường và ít chất xơ, protein thực vật, tinh bột làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận. Bệnh có thể tái phát ở những bệnh nhân mẫn cảm với các chất hóa học sinh ra từ quá trình tiêu hóa protein có nguồn gốc động vật và những bệnh nhân sử dụng quá nhiều thịt trong khẩu phần.
3.4 Ảnh hưởng của các sinh tố (các vitamin)
– Có 2 loại sinh tố rất hữu ích cho việc tránh hình thành bệnh sỏi thận là sinh tố B6 và sinh tố A. Sinh tố A có tác dụng giữ cho hệ thống bài tiết nước tiểu được điều hòa để chống lại sự thành hình của sỏi thận. – Nếu các sinh tố A và B6 có ích cho bệnh nhân sỏi thận thì sinh tố D và C lại có tác dụng ngược lại. Nên tránh tiêu thụ quá 400 IU (International Unite) sinh tố D trong một ngày. Sinh tố C tuy ít gây hại nhưng với liều cao vitamin C (trên 500mg/ngày) có thể dẫn đến hiện tượng tăng oxalate trong nước tiểu (hyperoxauria) và làm tăng nguy cơ sỏi thận. Oxalate được tìm thấy trong các loại rau, đậu xanh, cà chua, lạc, sôcôla, chè.
4. Triệu chứng bệnh
Những sỏi thận nhỏ, bề mặt trơn nhẵn có thể nằm trong thận hoặc di chuyển xuống đường dẫn niệu mà không gây đau. Nếu sỏi nằm lại trong niệu quản sẽ kích thích và gây đau (kích thích đau không phụ thuộc vào kích thước của sỏi) và có chiều hướng đau lan truyền từ vùng thắt lưng ra hai bên. Đối với sỏi có kích thước nhỏ (dưới 4 mm) có thể theo nước tiểu ra ngoài, còn sỏi có kích thước lớn hơn 8 mm thường phải can thiệp.
Những triệu chứng khác của sỏi thận:
– Huyết niệu (máu trong nước tiểu hematuria); – Tăng số lần đi tiểu (đái rắt) – Buồn nôn; – Đau buốt khi đi tiểu; – Đau khi chạm vào vùng thận – Viêm nhiễm đường tiết niệu
5. Điều trị sỏi thận tại Việt Nam
5.1 Phương pháp Tây y
– Sử dụng các loại thuốc như: Allopurinol, Pitofenone, Potassium Citrate kết hợp uống nhiều nước để bài những viên sỏi nhỏ ra ngoài.
– Tán sỏi ngoài cơ thể: Với sỏi đài bể thận đường kính dưới 20 mm, dùng năng lượng sóng siêu âm tán viên sỏi ra thành nhiều mảnh nhỏ đường kính dưới 4 mm để nó tự thải ra ngoài qua đường tiểu.
– Tán sỏi qua da: Đưa một máy tán sỏi qua da vùng thắt lưng vào thận. Cách này có thể tán được những sỏi lớn, rắn ngay trong bể thận đã giãn rộng, có thể rửa sạch, lấy hết cặn sỏi và dẫn lưu bể thận qua da.
– Phẫu thuật: Áp dụng khi sỏi lớn đường kính trên 40 mm, sỏi san hô nhiều gai cạnh găm vào đài bể thận, đài bể thận giãn hay ứ nước…
• Ưu điểm:
– Ưu điểm của các phương pháp này là: hiệu quả nhanh và sử lý được phần lớn các loại sỏi.
• Nhược điểm:
– Gây đau đớn, có nhiều tác dụng phụ và tốn kém chi phí. Hơn nữa có trên 50% số người từng bị sỏi thận sẽ bị tái phát. Bệnh nhân khi phải can thiệp phẫu thuật đến lần 2, lần 3, …
5.2 Điều trị sỏi thận bằng thuốc Đông y
Cho đến nay, Y học dân gian Việt Nam đã sử dụng khá nhiều bài thuốc, dược liệu để điều trị bệnh sỏi thận. Dưới đây là một số bài thuốc và dược liệu trị sỏi thận: Giáng Thạch Thang, Tang Căn Tam Kim Nhị Thạch Thang, Thông Phao Thang, Trân Kim Thang Gia Giảm, Niệu Lộ Bài Thạch Thang, Niệu Lộ Kết Thạch Thang Thược Dược Cam Thảo Thang Gia Vị, Phụ Kim Thang Thuốc trị sỏi thận Kim tiền Thảo của Ladophar và Công ty Dược phẩm OPC.
• Ưu điểm: Không phải phẫu thuật, chi phí không quá cao.
• Nhược điểm:
– Mỗi bài thuốc thường chỉ có hiệu quả với một số loại sỏi. – Do sử dụng trực tiếp là thực vật nên trong đó có lẫn nhiều thành phần không mong muốn gây tác dụng phụ, khó chịu khi sử dụng, và khó kiểm soát hàm lượng các chất trong mỗi thang thuốc nên hiệu quả không ổn định và khó xác định.
5.3 Điều trị sỏi thận bằng sỏi vương
Thạch vương là sản phẩm từ kết quả nghiên cứu của Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam. Sản phẩm được sản xuất trên dây truyền công nghệ cao, nguyên liệu lựa chọn khắt khe. Sản phẩm có hiệu quả rất cao trong việc điều trị sỏi thận và sỏi mật và nhiều ưu điểm vượt trội như:
- Người bệnh thấy rõ kết quả ngay sau 1 liệu trình sử dụng (30 ngày). Với sỏi kích thước dưới 20 mm có thể sạch chỉ sau 1-3 liệu trình.
- Sản phẩm được sản xuất từ thảo dược nên đảm bảo an toàn và không có tác dụng phụ
- Sản phẩm sử dụng qua đường uống. Không gây đau đớn và tốn kém so với các phương pháp tán sỏi, phẫu thuật.
- Nhà sản xuất cam kết hoàn 100% tiền nếu bệnh không thiên giảm sau 1 liệu trình sử dụng.